Thuộc ngay cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh dễ dàng

Cỡ chữ
Mục lục

Bạn có biết trong tiếng Anh có bao nhiêu loại câu mệnh lệnh không? Thuộc ngay cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh dễ dàng qua bài viết hôm nay của trung tâm tiếng Anh tại Hải Phòng TOMATO.

1. Định nghĩa câu mệnh lệnh, yêu cầu là gì?

Câu mệnh lệnh trong tiếng anh (câu yêu cầu) (Imperative sentences) là dạng câu dùng để sai khiến, ra lệnh hay yêu cầu người khác làm hay không làm một việc gì đó.

Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ (trừ trường hợp đặc biệt) và chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là người nghe (trừ câu mệnh lệnh yêu cầu ở loại gián tiếp). Tương tự với câu trần thuật, câu mệnh lệnh có 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.

 

2. Phân loại cấu trúc câu mệnh lệnh, yêu cầu

2.1. Câu mệnh lệnh, yêu cầu gián tiếp

a/ Câu mệnh lệnh gián tiếp ở thể khẳng định

Với dạng khẳng định, chúng ta sẽ sử dụng các động từ chỉ hàm ý yêu cầu, mệnh lệnh như “ask, tell, say, order” để thể hiện mệnh lệnh. Cấu trúc câu sẽ như sau:

S + ask/tell/order/say + O + to do sth

 

Lưu ý: Với trường hợp dùng “say”, chúng ta có cấu trúc riêng là “say + to sb + to do st”

e.g.

  • I said to him to go out. (Tôi ra lệnh cho anh ta đi ra ngoài.)
  • I asked him to open the door. (Tôi yêu cầu anh ta mở cửa.)
  • She told me to work hard. (Bà ấy ra lệnh cho tôi phải làm việc chăm chỉ.)
  • Order him to deliver the goods. (Bảo anh ta giao hàng đi.) (Hàm ý ra lệnh cho người nghe)

b/ Câu mệnh lệnh gián tiếp ở thể phủ định

Với dạng phủ định, chúng ta chỉ cần thêm “not” vào sau tân ngữ, còn lại giữ nguyên. Cấu trúc câu như sau:

S + ask/tell/order/say + O + not + to do sth

e.g.

  • He said to me not to sit down. (Anh ta yêu cầu tôi không ngồi.)
  • Their mother told them not to play outside. (Mẹ bọn trẻ yêu cầu chúng không được chơi bên ngoài.)

Lưu ý: Với loại gián tiếp như vậy, chúng ta thường gặp trong bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp. Khi đó, chúng ta chỉ cần áp dụng các cấu trúc ở trên, xác định tân ngữ cho phù hợp, và thực hiện một vài biến đổi của câu gián tiếp. Ví dụ:

“Keep silent!”, asked my teacher. (“Trật tự!”, giáo viên của tôi ra lệnh.)

-> My teacher asked me to keep silent. (Giáo viên của tôi ra lệnh cho tôi giữ trật tự.)

“Could you please go with me?”, said her brother. (“Em có thể đi cùng anh không?”, anh trai cô ấy yêu cầu.)

-> Her brother said to her to go with him. (Anh trai cô ấy yêu cầu cô ấy đi cùng anh ấy.)

“Do not tell anything!”, ordered my boss. (“Đừng có nói bất cứ cái gì cả!”, sếp tôi ra lệnh.)

-> My boss ordered me not to tell anything. (Sếp tôi ra lệnh cho tôi không được nói bất cứ điều gì.)

2.2. Câu yêu cầu trực tiếp

a/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu bắt đầu bằng đối tượng chỉ định

Đây chính là dạng đầy đủ hơn của dạng 1. Khi đối tượng thực hiện hành động chưa rõ ràng, chúng ta cần có chủ ngữ để xác nhận mục tiêu mà câu mệnh lệnh nhắm tới. Ví dụ:

  • You come here! (Anh lại đây!)
  • David, hurry up! (David, nhanh lên đi!)

 

Bên cạnh đó, dạng câu này cũng có thể sử dụng nhằm thêm vào sắc thái mạnh mẽ hơn cho câu mệnh lệnh, hoặc cũng có thể biểu thị sự tức giận. Vì mang nét bắt buộc và biểu thị tính trực tiếp cao, chúng ta không nên sử dụng với những người ngang hàng hoặc có vị trí cao hơn.

Lưu ý: Chúng ta có thể gặp cách diễn đạt này trong văn viết, nhưng trong văn nói, cách diễn đạt này ít khi sử dụng

b/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu thông thường

Đây là hình dạng hay gặp nhất của câu mệnh lệnh. Khi đối tượng thực hiện hành động đã được xác định, chúng ta chỉ cần giữ nguyên động từ ở dạng nguyên thể và lên giọng ở cuối câu. Ví dụ:

  • Stand up! (Đứng dậy!)
  • Look at me! (Nhìn vào cô!)

 

c/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu bắt đầu bằng PLEASE

Đây là dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu lịch sự. PLEASE thường được đặt ở đầu hoặc cuối câu, dùng với đối tượng là người lạ, người mới quen, đối tác, cấp trên, hay những người mà chúng ta đang nài nỉ làm gì cho chúng ta. Ví dụ:

  • Please take a photo for me. (Xin hãy chụp cho tôi bức ảnh.)
  • Please wait here. (Xin hãy đợi ở đây.)
  • Sleep please. (Xin hãy ngủ đi.)
  • Go with me please. (Đi cùng con đi mà.)

d/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu bắt đầu bằng DO

Khi DO xuất hiện ở đầu câu mệnh lệnh, hàm ý của người nói trong câu mệnh lệnh là muốn nhấn mạnh tới hành động để đối tượng ghi nhớ. Ví dụ:

  • Do be careful! (Thật cẩn thận đấy nhé!)
  • Do remember! (Nhớ kỹ vào đấy nhé!)

e/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng nghi vấn

Khi học tiếng Anh tại Hải Phòng với dạng này, thông thường các câu mệnh lệnh, yêu cầu sẽ là thể nghi vấn với động từ khuyết thiếu CAN/COULD, WILL/WOULD để bày tỏ mong muốn của người nói. Ví dụ:

  • Could you tell me about my son’s accident at school? (Xin cô nói cho tôi nghe về tai nạn của con trai tôi ở trường.)
  • Would you take me a drink? (Bạn có thể lấy cho tớ cốc nước được không?)

Trong trường hợp này, các động từ khuyết thiếu làm giảm sắc thái mệnh lệnh yêu cầu của câu chứ không phải hỏi về khả năng của người nghe. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thêm PLEASE vào sau chủ ngữ hoặc ở cuối câu để tăng tính lịch sự và thể hiện ý nài nỉ. Ví dụ:

  • Can you please cook dinner for me? I am very tired. (Tối nay anh nấu bữa tối được không? Em rất mệt.)
  • Will you not to talk too loudly please? (Anh làm ơn có thể đừng nói chuyện quá to được không?)

f/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng đặc biệt

No + V-ing

Ở trường hợp này, mặc dù cũng là câu khẳng định, nhưng thay vì sử dụng động từ nguyên thể, chúng ta sẽ dùng động từ ở dạng V-ing để kết hợp với “No” ở đầu câu, tạo thành câu mệnh lệnh. Sắc thái sẽ mang hàm ý nhấn mạnh hơn so với cách dùng động từ nguyên thể, và thường được dùng để biểu thị lệnh cấm (ví dụ ở những nơi công cộng, văn phòng,…). Ví dụ:

  • No parking. (Cấm đỗ xe.)
  • No littering. (Cấm vứt rác.)
Let + O + V

Cấu trúc này cũng mang hàm ý ra lệnh cho ai đó, nhưng với sắc thái nhẹ nhàng, và thường đối tượng được nhắc tới là người nói hoặc người thứ ba nào đó mà không phải là người nghe. Ví dụ:

  • Let me think twice. (Để tôi nghĩ kỹ đã.)
  • Let them do this. (Hãy để họ làm việc này.)

g/ Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng phủ định

Do + not + V

Đây là dạng phủ định của tất cả các cách biểu đạt câu mệnh lệnh ở 3 mục, từ mục 2.1 đến 2.3 ở trên. Chúng ta chỉ cần biến câu về dạng phủ định là được.

  • Don’t sit down! (Đừng có ngồi!)
  • Do not step up! (Đừng bước lên!)

Chúng ta cũng có thể thêm PLEASE vào sau chủ ngữ hoặc ở cuối câu để tăng tính lịch sự và thể hiện ý nài nỉ. Ví dụ:

  • Please don’t smoke here! (Xin đừng hút thuốc ở đây!)
  • Please do not touch the item. (Xin không chạm vào hiện vật.)

 

3. Bài tập về cấu trúc câu mệnh lệnh

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau điểm qua những nội dung chính của câu mệnh lệnh yêu cầu trong tiếng Anh, giờ chúng ta cùng nhau thực hành để củng cố kiến thức nào. Cố gắng hoàn thành bài tập trong thời gian càng sớm càng tốt nhé.

Bài 1. Chọn đáp án đúng.

  1. No _____

         A. smoke                      B. to smoke                        C. smoking

  1. Don’t______ it.

         A. touch                       B. to touch                           C. touching

  1. Will you______a coffee please?

         A. made                       B. to make                            C. make

  1. Do________quiet!

         A. be                            B. to be                                 C. being

  1. She asked me _______ the report

         A. write                        B. to write                              C. wrote

  1. He told her not_______his mother his secret. 

         A. tell                           B. told                                    C. to tell

Bài 2. Chia động từ trong ngoặc thành dạng đúng.

  1. She tells me ______(help) her with her homework.
  2. No _______(take) away.
  3. Do not ______ (stand) next to me!
  4. ____________(Shut) up!
  5. Could you please __________(bring) me a cup of coffee?
  6. Will you ______ (not/treat) me?

Bài 3. Chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp.

  1. “No crying!”, I told her.

-> I told her ________________

  1. “Do not be careless!”, asked their grandmother.

-> Their grandmother asked them ____________

  1. “Would you sing a song?”, said her manager.

-> Her manager _________________________

  1. “Please line up.”, told her.

-> She told them ________________________

  1. “Do do your homework!”, ordered her teacher.

-> Her teacher ___________________________

Đáp án

Bài 1: 

1. C

2. A

3. C

4. A

5. B

6. C

Bài 2:

1. to help

2. taking

3. stand

4. Shut

5. bring

6. not to treat

Bài 3:

  1. I told her not to cry.
  2. Their grandmother asked them not to be careless.
  3. Her manager said to her to sing a song.
  4. She told them to line up.
  5. Her teacher ordered her to do her homework.

Như vậy, chúng ta vừa học xong ngữ pháp về câu mệnh lệnh yêu cầu với những nội dung chính và quan trọng rồi. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu được thế nào là câu mệnh lệnh yêu cầu, cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh cũng như ứng dụng của chúng trong cuộc sống bởi đây là kiểu câu mà chắc hẳn chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều, kể cả với những người kém cấp bậc hay trên cấp bậc so với mình. Các bạn hãy cố gắng nắm vững những lưu ý để sử dụng chúng đúng cách nhé.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tìm hiểu các ngữ pháp khác qua các khóa học của ngoaingutomato.edu.vn để học thêm nhiều bài viết mới nhé.

 

Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học