Động lực đưa đại học Trung Quốc thống trị châu Á – Bài học dành cho người học tiếng Trung tại Hải Phòng

Cỡ chữ
Mục lục

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã không chỉ gây ấn tượng với thế giới bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đại học. Các bảng xếp hạng như QS Asia University Rankings hay Times Higher Education Asia Rankings liên tục chứng kiến các trường đại học Trung Quốc như Tsinghua, Peking, Fudan… nằm trong top đầu châu lục.

Tính đến năm 2024, Trung Quốc chiếm hơn 30% số lượng trường đại học trong top 100 châu Á – một con số đáng kinh ngạc. Điều gì đã tạo nên sức mạnh học thuật này? Và vì sao đây là tín hiệu tích cực cho những ai đang học tiếng Trung tại Hải Phòng, hay đang phân vân học tiếng Trung ở đâu để có tương lai rộng mở?

Trung Quốc và cuộc bứt phá ngoạn mục trên bản đồ học thuật châu Á

Điều kỳ diệu về giáo dục đại học Trung Quốc được thúc đẩy bởi dự án Song Nhất Lưu, Chính phủ rót 23 tỷ USD cho các trường có tiềm năng đạt "đẳng cấp thế giới".

Bảng xếp hạng đại học tốt nhất châu Á năm 2025 do Time Higher Education (THE) công bố ngày 23/4, với 853 trường đại học từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung Quốc đại lục chiếm một nửa trong top 10, trong đó Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh dẫn đầu năm thứ 6 liên tiếp. Tính chung, 25 trường của Trung Quốc đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay.

Động lực đưa các đại học Trung Quốc thống trị bảng xếp hạng này là dự án Song Nhất Lưu (Double First-Class). Dự án nhằm nâng cao năng lực giáo dục đại học và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các trường Trung Quốc. Bắt đầu cách đây chục năm, 42 trong 137 trường tham gia được xác định có tiềm năng trở thành đại học "đẳng cấp thế giới". Chính phủ đã rót 167 tỷ nhân dân tệ (gần 23 tỷ USD) vào các trường này.

Theo THE, kể từ khi áp dụng phương pháp đánh giá mới vào năm ngoái, với 59% trọng số dành cho chất lượng và môi trường nghiên cứu, các trường thuộc dự án Song Nhất Lưu thăng tiến nhanh hơn đáng kể so với nhóm còn lại.

"Khoảng cách giữa hai nhóm khá ổn định cho đến năm 2022 nhưng đến năm 2024 thì gần như tăng gấp đôi", Billy Wong, nhà phân tích dữ liệu chính của THE, cho biết.

Trước đó, Trung Quốc triển khai dự án 211 và 985, đầu tư cho các đại học thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

"Nếu không có những chương trình như vậy, điều kỳ diệu của Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục đại học đã không thể xảy ra", Simon Marginson, Giáo sư Đại học Oxford, nhận định

 

Theo các chuyên gia, các đại học nước này thành công còn nhờ sự ổn định lâu dài về chính sách và tài trợ. Phân tích cho thấy Đại học Thanh Hoa, trường hàng đầu Trung Quốc, nhận được tài trợ (từ cả chính phủ và nguồn khác) vượt xa các đối thủ trong khu vực.

Số liệu của THE cho thấy nguồn thu từ tài trợ nghiên cứu cho mỗi giảng viên tại Thanh Hoa năm 2022 trung bình là 955.000 USD. Con số này ở Đại học Quốc gia Hàn Quốc (SNU) và Đại học Quốc gia Singapore (NUS) lần lượt là 762.000 và 735.000 USD.

Đại học Thanh Hoa Trung Quốc

Về dài hạn, Đại học Thanh Hoa cũng ghi nhận mức tăng trong nguồn thu từ nghiên cứu cao hơn so với các trường, tới 120% trong 9 năm qua. Trong khi đó, SNU và NUS tăng 105 và 115%.

Chiến lược của Trung Quốc được nhiều quốc gia châu Á học theo. Như Ấn Độ có chương trình Institutes of Eminence (IoE) vào năm 2018, nhằm nâng tầm một nhóm nhỏ gồm đại học công và tư thục. Tuy nhiên, trong 5 trường IoE lọt vào xếp hạng của THE năm nay, hai đại học tụt hạng so với năm ngoái, hai trường giữ nguyên vị trí.

Tại Nhật Bản, Chính phủ triển khai dự án Top Global University Project từ năm 2014 đến 2023, hỗ trợ tài chính cho 37 đại học, tập trung vào quốc tế hóa. Trong đó, 13 trường "Loại A" được kỳ vọng lọt vào top 100 xếp hạng toàn cầu. Hiện, hai trường lọt top 100 của THE, là Đại học Tokyo và Kyoto. Tình hình khả quan hơn với bảng xếp hạng QS, nhưng cũng chỉ có 4 trường của Nhật trong top này.

"Dù một số nước như Nhật Bản và Ấn Độ đã triển khai các chương trình nâng cao chất lượng, họ vẫn chưa đạt được mức độ thành công như Trung Quốc", giáo sư Futao Huang từ Đại học Hiroshima, nhận xét.

Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng nghiên cứu trẻ, tài trợ công giảm, mức độ quốc tế hóa thấp, chiến lược quốc gia không gắn kết chặt chẽ với mục tiêu của các trường.

Một số chuyên gia lo ngại chiến lược của Trung Quốc có thể phản tác dụng khi đầu tư quá nhiều vào nhóm trường ưu tú, làm chậm sự phát triển của phần còn lại. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc khó từ bỏ con đường hiện tại, bởi khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong các mục tiêu then chốt của đất nước.

"Các văn bản của Chính phủ liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng về chiến lược dài hạn của các đại học này và việc tiếp tục hỗ trợ tài chính được xác định rõ ràng là một ưu tiên", ông Huang nhìn nhận.

Ba động lực lớn phía sau thành công của các đại học Trung Quốc

Lớp học tiếng trung tại cơ sở Tomato Nghệ An 

1. Chiến lược đầu tư quy mô quốc gia

Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều chương trình đầu tư vào giáo dục đại học với quy mô khổng lồ: Dự án 985, Dự án 211, và gần đây nhất là Double First-Class Initiative. Các trường đại học hàng đầu được cấp ngân sách khủng, khuyến khích nghiên cứu, xuất bản quốc tế và hợp tác toàn cầu.

2. Thu hút chất xám toàn cầu

Trung Quốc đang trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với sinh viên mà còn với các giảng viên quốc tế. Nhiều trường đưa ra mức đãi ngộ cao, môi trường học thuật cởi mở, tạo điều kiện để đổi mới nghiên cứu và giảng dạy bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh.

3. Mạng lưới học thuật kết nối toàn cầu

Từ việc hợp tác với đại học Mỹ, Úc, đến việc mở rộng các học viện Khổng Tử, Trung Quốc đang xuất khẩu mô hình giáo dục và văn hóa ngôn ngữ mạnh mẽ. Đây chính là bối cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho những ai học tiếng Trung để làm gì – câu trả lời là: để tham gia vào một nền giáo dục và thị trường lao động đang phát triển mạnh mẽ.

Tại sao người Việt cần chú ý đến xu hướng này?

Lớp học tiếng trung tại Hải Phòng - Cơ sở Tomato 292 Lạch Tray

Du học Trung Quốc: Chất lượng cao – học phí thấp – học bổng nhiều

So với các quốc gia như Mỹ, Anh hay Hàn Quốc, chi phí du học tại Trung Quốc hợp lý hơn, trong khi chất lượng không ngừng được nâng cấp. Chính phủ Trung Quốc cũng mở rộng các chương trình học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế, đặc biệt tại các trường có thế mạnh về công nghệ, y học, ngoại giao…

 Với trình độ tiếng Trung cơ bản hoặc HSK 4 trở lên, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển các chương trình du học hấp dẫn này.

Cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam và quốc tế

Tại Việt Nam, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất. Điều đó tạo ra nhu cầu rất cao về nhân sự biết tiếng Trung trong các lĩnh vực như:

  • Xuất nhập khẩu, logistics, giao thương biên giới
  • Du lịch – hướng dẫn viên tiếng Trung
  • Biên – phiên dịch tại công ty FDI Trung Quốc
  • Marketing, truyền thông tại các sàn TMĐT có nguồn gốc Trung Quốc (như TikTok, Alibaba)

Nhiều học viên tại trung tâm tiếng Trung Hải Phòng đã nhanh chóng tìm được việc sau 6–12 tháng học, đặc biệt nếu luyện tiếng Trung giao tiếp thực tế thay vì chỉ học lý thuyết.

Kết luận: Người học tiếng Trung hôm nay – là người đón đầu cơ hội ngày mai

Khi các trường đại học Trung Quốc vươn lên dẫn đầu châu Á, không chỉ sinh viên bản xứ được hưởng lợi. Người học tiếng Trung tại Việt Nam – đặc biệt là tại các trung tâm chất lượng như Tomato Hải Phòng – cũng đang mở ra cánh cửa mới cho bản thân: du học, nghề nghiệp, giao tiếp quốc tế, và hiểu biết văn hóa.

📞 Hotline: 0225.628.0123 | 0225.657.2222 

Xem thêm:

  • Tham khảo khóa học tiếng trung online
  • Tham khảo thêm sách luyện nghe tiếng trung
  • Lịch thi HSK HSKS năm 2025
Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học