10+ CẤU TRÚC TIẾNG NHẬT THƯỜNG DÙNG NHẤT

Cỡ chữ
Mục lục

10+ CẤU TRÚC TIẾNG NHẬT THƯỜNG DÙNG NHẤT

Có thể ứng dụng những gì đã học vào trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày là một trong những mục tiêu của các bạn học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Nhật nói riêng. Trong bài viết này, hãy cùng trung tâm ngoại ngữ Tomato tổng kết những cấu trúc câu tiếng Nhật thường gặp nhất.

Các thành phần trong câu tiếng Nhật

Có rất nhiều bạn đang lúng túng và gặp khó khăn trong việc viết hình thành nên câu trong tiếng Nhật. Nói được là một chuyện, nhưng viết được tiếng Nhật lại là một vấn đề khác. Cũng giống như trong tiếng Việt, nếu thật sự hiểu các thành phần cấu thành nên câu, cũng như thứ tự sắp xếp của chúng, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc viết câu.

1. Thành phần CHỦ NGỮ trong câu tiếng Nhật

主語(しゅご): Chủ ngữ.
Là thành phần đứng trước “

2. Thành phần VỊ NGỮ trong câu tiếng Nhật

述語(じゅつご): Vị ngữ.
Là thành phần đứng sau chủ ngữ, làm rõ tính chất, đặc điểm, hành động
Ví dụ:
海は青い。

3.Thành phần BỔ NGỮ trong câu tiếng Nhật

補語(ほご): Bổ ngữ
3.1. Bổ ngữ Chỉ đối tượng

Ví dụ1 : 兄は自転車を直してる( Anh trai sửa xe đạp. Thì từ xe đạp này là đối tượng, đóng vai trò bổ ngữ cho hành động sửa).
Ví dụ 2:
お母さんはさとうをしょうゅと混ぜた。
(Mẹ đã pha trộn đường với tương Shoyu).
Trong câu này thì
さとう là bổ ngữ trực tiếp còn しょうゆ là bổ ngữ gián tiếp.

3.2. Bổ ngữ Chỉ địa điểm.

Ví dụ: 彼は東京にいる。(東京に là bổ ngữ chỉ địa điểm)
3.3.Bổ ngữ Chỉ tính chất, trạng thái của đối tượng.

Ví dụ: 父はみかんが嫌いです。
(Bố tôi ghét ăn quýt).
(
みかんが là bổ ngữ chỉ tính chất, trạng thái)

3.4.Bổ ngữ Chỉ khả năng của đối tượng.

Ví dụ: 彼女は韓国語が話せます(Cô ta có thể nói được tiếng Hàn Quốc)
Trong câu trên “
韓国語が” là bổ ngữ chỉ khả năng.

3.5. Bổ ngữ Chỉ tính chất, đặc điểm gì đó vượt quá tiêu chuẩn.

Ví dụ: この服は私にははですぎる。
( Cái áo này quá sặc sỡ với tôi)
Trong câu trên thì “
わたしには” là bổ ngữ.

4.Thành phần PHÓ TỪ trong câu tiếng Nhật

修飾語(しゅうしょくご): Các phó từ chỉ mức độ, số lượng làm rõ nghĩa hơn cho vị ngữ.
Ví dụ:
あの時計はとても高い。
(
とても修飾語)

Nắm chắc các thành phần câu tiếng Nhật để không sử dụng nhầm lẫn

5.Thành phần TRẠNG TỪ trong câu tiếng Nhật

状況語(じょうきょうご): Các từ chỉ nơi chốn, nguyên nhân, mục đích.
Ví dụ 1:
今のうちにお風呂に入ってください。
(Ngay bây giờ thì vào tắm rửa đi)
Ví dụ 2:
何のために日本語を勉強したの?
(Vì cái gì mà học tiếng Nhật thế?)

6. Các từ MẶC ĐỊNH trong câu tiếng Nhật

規定語(きていご): Các từ đóng vai trò chỉ định rõ đặc điểm, tính chất của chủ ngữ, chủ đề của câu.
Ví dụ:
彼のうちには大きな門があった。
(Ở nhà anh ta có cái cửa rất to).
大きな門” là 規定語。

7. Từ TRẦN THUẬT trong câu tiếng Nhật

陳述語(ちんじゅつご): Là từ ở dạng trần thuật, kể lại, nói lại.
Ví dụ1:
明日はたぶん雨が降るだろう。
( Ngày mai trời có thể mưa)—>”
たぶん” là 陳述語。
Ví dụ 2:
じつを言えば、彼は私の恋人じゃないんだ。
( Nói thật thì anh ta không phải người yêu của tôi)—>
じつを言えば陳述語。

8.Thành phần ĐỘC LẬP trong câu tiếng Nhật:

独立語(どくりつご): Là thành phần câu độc lập, đứng trong câu nhưng không trực tiếp liên quan về mặt ý nghĩa với các thành phần còn lại.
Ví dụ 1:
ああ、くたびれた。( Ôi, tê chân rồi)
Ví dụ 2:
おおい、田中くん、こっちこいよ。( Này, Tanaka, lại đây)

9.側面語(そくめんご): Là thành phần làm rõ thuộc tính của thành phần chứa chủ ngữ của câu.

Ví dụ: この会は様子が前とだいぶ変わってきた。

この街は様子が前とだいぶ変わってきた。
(Cái hội này so với trước đây đã thay đổi nhiều rồi).
Trong câu này,
様子が đóng vai trò là thành phần 側面語。

10.題目語(だいもくご): Là thành phần đóng vai trò cấu thành câu, chủ đề của câu nhưng không trực tiếp liên quan đến vị ngữ của câu.

Thường thành phần này hay dùng lặp lại từ giống chủ ngữ của câu hoặc dùng “これ、それ、あれ” hoặc “この、その、あの” để thay thế.
Ví dụ:
環境の問題は一応これを検討しなくちゃいけない。
( Vấn đề môi trường trước mắt phải xem xét cái này như thế nào đã)

Các cấu trúc tiếng Nhật thường gặp

1. __ __thì, là, ở

N1 __ です là động từ "to be"

N1 N2です dịch là N1 là N2.

Ví dụ : 私は日本の料理が好きです

Tôi thích món ăn của Nhật Bản.

2. __ + V: Tại, ở, vì, bằng, với (khoảng thời gian).

Cấu trúc này diễn tả nơi xảy ra hành động, nguyên nhân hành động, diễn tả phương pháp – phương thức – phương tiện. Ngoài ra còn dùng để miêu tả cấu tạo, đồ vật – sự vật làm bằng chất liệu gì.

Ví dụ: 駅で新聞を買います

Tôi mua báo ở nhà ga

3. __ / + V : chỉ phương hướng, địa điểm, thời điểm

Trợ từ dịch là “vào lúc”, “ở”, “ vào”.

Ví dụ: 彼は日本へ留学しました

Cậu ấy đã đi du học đến Nhật Bản.

Lưu ý: Trợ từ phát âm là (đây là từ có phát âm khác cách viết)

4. __ に、__ : vào, vào lúc, chỉ thời gian

Ví dụ: 6時に起きます

Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ.

5. __ + V: Câu trần thuật chỉ đối tượng thực hiện hành động. Thường chủ ngữ là người, con vật.

Ví dụ: 日本語を勉強します

Tôi học tiếng Nhật.

6. __ + V : làm gì đó với ai

Ví dụ: 同僚とアメリカへ出張します

Tôi sẽ đi công tác ở Mỹ cùng với đồng nghiệp của tôi.

7. ____: và

N1N2 dịch là danh từ 1 và danh từ 2.

Ví dụ: 野菜と肉を食べます

Tôi ăn rau và thịt.

8. __ __ : nhưng . Dùng để nối 2 vế đối lập hoặc dùng trong câu mở lời khi làm phiền người khác. “Xin lỗi, __ có thể __?”

Ví dụ 1: タイ料理はおいしいですが、辛いです

Món Thái ngon nhưng cay.

Ví dụ 2: すみませんが、手伝ってもらえませんか

Xin lỗi, bạn có thể giúp tôi một chút được không?

9. __ から__ まで : từ __ đến __

Ví dụ: 9時から午後 6 時まで働きます

Tôi làm việc từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

10. あまり__ ない : không __ lắm. Thông báo hay kể ra tính chất, hành động “không __ lắm”

Ví dụ: 今日の天気はあまり寒くないです

Hôm nay trời không lạnh lắm.

Ứng dụng cấu trúc tiếng Nhật vào giao tiếp hàng ngày

11. V + ませんか?: Anh/ chị/ bạn __ cùng với tôi không?. Đây là mẫu câu mời gọi, rủ rê, hỏi ý kiến ai đó về một việc gì.

Ví dụ: いっしょに食べませんか。

Anh/ chị đi ăn cùng tôi không?

12. __ があります: Có cái gì ở đâu đó. Ở đây có thể là những danh từ chỉ đồ vật, vật dụng.

Ví dụ: 部屋にテレビがあります

Trong phòng có cái ti vi.

13. __ がいます: Có __ ở đâu đó.

Ví dụ : いけにカエルがいます

Trong ao có con ếch.

14. __ ましょう: “chúng ta hãy cùng làm gì”. Rủ rê người khác cùng, hãy làm gì.

Ví dụ: ちょっと休みましょう

Chúng ta hãy cùng nhau thư giãn (nghỉ ngơi) một chút!

15. V + ないてください: xin/đừng / không được làm gì đó. Đây là mẫu câu ra lệnh mang tính lịch sự và khuyên nhủ.

Ví dụ: 病院でタバコを吸わないでください

Đừng/không được hút thuốc trong bệnh viện.

16. V + なければなりません: Phải làm gì.

Ví dụ: 薬を飲まなければなりません

Tôi phải uống thuốc.

17. __ ないといけない: Phải làm gì

留学するなら、日本語を勉強しないといけない。

Nếu định đi du học thì bạn phải học tiếng Nhật.

18. __ だけ: Chỉ có...

Ví dụ: このクラスはベトナム人学生だけです

Lớp học này chỉ có toàn học sinh Việt Nam.

19. N1 N2 より A: so sánh

N1 + A(tính từ) hơn N2

Ví dụ: 日本はベトナムより寒いです

Nhật Bản lạnh hơn Việt Nam.

20. V + ている: Đang làm gì, chỉ hành động đang diễn ra.

Ví dụ: 日本語を勉強している

Tôi đang học tiếng Nhật.

Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ nắm được chính xác các thành phần trong câu tiếng Nhật cũng như một số cấu trúc câu tiếng Nhật thường dùng nhất, nhờ đó có thể ứng dụng hiệu quả vào thực tế giao tiếp. Tìm hiểu thêm các khóa học tiếng Nhật của trung tâm ngoại ngữ Tomato tại đây. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đón xem những video tiếng Nhật hữu ích trên kênh Tiktok của Tomato ở đây.

Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học