Các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

Cỡ chữ
Mục lục

Bạn có gặp khó khăn với các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật? Rất nhiều từ có phát âm bị biến đổi, khác với âm của chữ Kanji đã từng học? Hôm nay trung tâm tiếng Nhật tại Hải Phòng TOMATO sẽ gửi tới bạn các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật để giúp bạn hiểu và vận dụng dễ dàng hơn.

Biến âm là gì? Tại sao cần biến âm khi nói tiếng Nhật

Để dễ hình dung hơn về biến âm, bạn hãy cùng TOMATO làm 1 phép thử sau:

Cùng phát âm từ “chinkin” (賃金) nào!

Sau khi đã nói “chinkin” bạn cảm thấy việc phát âm có dễ không? Lúc này hãy thử nói “chingin”.

Các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật - Ảnh 2

Sau thử phát âm cả hai từ trên, bạn nhận thấy điều gì? Có phải “chingin” dễ phát âm hơn hẳn hay không? Cũng giống như trong tiếng Trung, nhằm dễ dàng hơn trong việc phát âm các từ ngữ khi được ghép thành một câu, người ta đã nghĩ ra cách BIẾN ÂM.

Các âm đục bao giờ cũng dễ phát âm hơn các âm trong

Biến âm không những giúp chúng ta nói tiếng Nhật thuận miệng hơn mà còn khiến những bài hát, bài thơ theo vần điệu hơn.

Các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

Biến âm (thay thế nguyên âm)「転音(母音交替)」

– Là hiện tượng biến âm trong tiếng Nhật mà nguyên âm đi sau của từ đứng trước bị thay đổi.

Ví dụ: 「あめ(雨)ame」(Từ đứng trước) +「かさ(傘)kasa」(Từ đứng sau)=「あまがさ(雨傘)amagasa 」ô che mưa(め→ま)

酒樽「さけ」+「たる」=「さかだる」thùng rượu(さ「け」→さ「か」)

Âm đục trong tiếng Nhật 「連濁 (れんだく)」

Khi các từ đơn đi liền nhau tạo thành âm kép thì chữ đầu tiên của đơn từ đứng sau thuộc hàng か, さ, た, は sẽ biến thành âm đục.

Cách nhận biết âm đục rất đơn giản, âm đục có cách viết giống với đơn từ ban đầu chỉ thêm dấu nháy ký hiệu bên trên.

Hàng Các chữ trong hàng Âm đục
か き く け こ が ぎ ぐ げ ご
さ し す せ そ ざ じ ず ぜ ぞ
た ち つ て と だ じ ず で ど
は ひ ふ へ ほ ば び ぶ べ ぼ

Ví dụ:

日 hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)

近頃 chika + koro = chikagoro (dạo này)

矢印 ya (mũi tên) + shirushi (dấu) = yajirushi

中島 nakashima = nakajima (tên người)

Các trường hợp ngoại lệ không tạo nên âm đục

a. Động từ ghép 「複合動詞」

Ví dụ: 乗る(noru) + 込む (komu) = 乗り込む (norikomu) lên tàu, xe

大勢で一緒に電車に乗り込む。たいせいでいっしょにでんしゃにのりこむ。 Đám đông cùng chen lên tàu.

 

b. Hán tự, từ ngoại lai 「漢語、外来語」

Với Hán tự và từ ngoại lai thì âm đục rất ít khi xảy ra.

 

c. Quy tắc Lyman 「ライマンの法則」

Quy tắc Lyman: “Trường hợp đã có âm đục ở từ phía sau thì sẽ không xảy ra biến âm đục nữa.”

Ví dụ: 「はる(春)」 + 「かぜ(風)」 → はるかぜ (chứ không phải là はるがぜ)

Ngoại lệ: 「縄」nawa (dây) +「梯子 」hashigo (thang) =「縄梯子」nawabashigo (thang dây). Mặc dù chữ 「梯子 」Hashigo đã có âm đục, nhưng vẫn xuất hiện biến âm đục khi kết hợp từ.

 

Hòa âm「音便(おんびん)」

– Là hiện tượng âm trong từ đơn biến đổi thành chữ イ(hòa âm i), ウ (hòa âm u), ッ(xúc âm– tsu nhỏ), ン (âm ん) để từ nghe êm tai hơn.

+ Hòa âm ウ: Các âm cuối của các từ như 「く」「ぐ」「ひ」「び」「み」biến thành âm 「ウ」

Trong ngôn ngữ hiện nay, việc sử dụng thể liên kết 「ございます」「存じます」với tính từ xuất hiện khá nhiều.

Ví dụ「白く」+「ございます」=「白うございます」(く→う)

+ Hòa âm イ: Các âm cuối của từ 「キ」「ギ」「シ」biến thành âm 「イ」

Ví dụ:「書き」+「て」=「書いて」(き→い)

+ Hòa âm ン: Âm ん xuất hiện khi có sự kết hợp giữa 1 từ mà bộ phận đi sau chứa các âm「ニ」「ミ」「ビ」với thể liên kết 「デ」「ダ」「ダリ」.

Ví dụ:「死に」+「て」→死んで(に→ん)

+ Hòa âm ッ: Xúc âm xuất hiện khi có sự kết hợp giữa 1 bộ từ mà bộ phận đi sau chứa các âm 「チ」「い」「リ」 với thể liên kết 「テ」「タ」「タリ」.

Ví dụ:「立ち」+「て」=立って(ち→っ)

Các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

Mất âm vị「音韻脱落(おんいんだつらく)」

– Là hiện tượng âm gốc có sẵn bị biến mất khỏi âm hợp thành.

Ví dụ:

裸足「裸(はだか)hadaka」+「足(あし)ashi」=「裸足(はだし)hadashi」chân trần(âm「ka」bị biến mất)

 

Thêm âm vị「音韻添加(おんいんてんか)」

– Là hiện tượng âm không có nguồn gốc được thêm vào từ.

Ví dụ:

「春(はる)haru」+「雨(あめ)ame」=「春雨harusame(はるさめ)」mưa xuân.(「s」là âm vị mới được thêm vào)

 

Nối thanh「連声(れんじょう)」

– Là hiện tượng âm của từ đứng sau thay đổi thành âm của hàng な, ま, た. Phát sinh trong trường hợp âm của từ đứng trước là 「ン」「チ」「ツ」và âm của từ đứng sau là hàng あ, や, わ.

Ví dụ:

「因(いん)in 」+「縁 (えん) en 」=「因縁 (いんねん) innen」nhân duyên.

「反 (はん) han 」+「応 (おう) ou」=「反応 (はんのう) hannou」phản ứng.

Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học