Đăng lúc 17:08:01 ngày 06/11/2024 Lượt xem 44
Đứng trước lựa chọn học thêm ngoại ngữ để mở rộng cơ hội việc làm nhiều người băn khoăn không biết nên học tiếng Trung hay tiếng Đài Loan? Hai thứ tiếng này đều có nét tương đồng và sự khác biệt. Hơn hết nó đều mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Cùng Tomato tìm hiểu và đưa ra quyết định sáng suốt qua bài viết dưới đây!
Chữ Hán phồn thể (繁體漢字 – Phồn thể Hán tự) hay chữ Hán chính thể (正體漢字 – Chính thể Hán tự) là bộ chữ Hán tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung. Nó được xuất hiện đầu tiên cùng với các văn bản ghi chép nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc Triều.
Hiện nay chữ Hán phồn thể vẫn được sử dụng chính thức tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Còn chữ Hán giản thể được chính phủ Trung Hoa tạo ra sau khi thành lập đất nước bằng cách đơn giản hóa chữ Hán phồn thể. Điều này để tăng tỷ lệ biết chữ và xóa nạn mù chữ trong xã hội lúc bấy giờ.
Do đó mới tạo nên sự khác biệt giữa tiếng Đài Loan và tiếng Trung. Đài Loan sử dụng tiếng Trung phồn thể làm ngôn ngữ chính còn Trung Quốc đa số sử dụng tiếng Trung giản thể.
Tiếng Đài Loan cơ bản giống tiếng Trung Quốc do có cùng nguồn gốc. Tuy nhiên giữa hai ngôn ngữ này cũng có nhiều sự khác biệt:
Tiếng Trung phồn thể được người Đài Loan sử dụng là ngôn ngữ lâu đời do đó được kết hợp đủ các âm: trầm, bổng và âm bằng tạo nên cảm xúc khi nói. Trong khi đó, tiếng Trung giản thể có ít âm điệu hơn nên không thể hiện rõ cảm xúc, thiên về âm bằng nhiều hơn.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai ngôn ngữ này. Tiếng Đài Loan thường có nhiều nét chữ phức tạp, ngoằn ngoèo, rất khó nhớ. Tiếng Trung lại được đơn giản khóa các ký tự nên việc viết và học thuộc cũng đơn giản hơn.
>> Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Trung giản thể
Tiếng Trung Quốc (tiếng Hoa) là quốc ngữ, tiếng phổ thông nên được sử dụng rộng rãi. Trong khi đó tiếng Đài Loan là ngôn ngữ địa phương nên phạm vi sử dụng khá nhỏ. Thường những người lớn tuổi hoặc người ở vùng nông thôn sẽ sử dụng ngôn ngữ này là chủ yếu.
Sự khác biệt giữa tiếng Đài Loan và tiếng Trung Quốc
Dù là tiếng Trung hay tiếng Đài Loan đều đem lại cho bạn cơ hội học tập và nghề nghiệp riêng. Do đó hãy dựa vào điểm mạnh và định hướng riêng để có cho mình lựa chọn phù hợp.
Học tiếng Đài Loan hay Trung Quốc
Tiếng Đài Loan (tiếng Trung phồn thể) sẽ phù hợp với những bạn có niềm đam mê với chữ Hán. Bởi nó là bộ ngôn ngữ gốc nên sẽ mang đầy đủ những âm điệu tạo cảm xúc khi nói. Bên cạnh đó bộ chữ viết cùng giữ lại những nét như hình tượng vốn có.
Và nếu như bạn có mục tiêu đi du học hay làm việc tại Đài Loan thì nên học tiếng Trung phồn thể. Nó sẽ đem lại cho bạn cơ hội phát triển ở hòn đảo xinh đẹp này.
Là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc với bộ chữ đơn giản và dễ đọc hơn, tiếng Trung được sử dụng rộng rãi ở chính tại quê hương của mình mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt với tính ứng dụng cao, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều giáo trình học tập được chia sẻ rộng rãi trên internet.
Và việc học tiếng Trung sẽ là điều kiện cần nếu như bạn đang có ý định du học hay làm việc tại Trung Quốc.
Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm các cơ hội du học Trung Quốc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì Tomato chính là địa chỉ tin cậy dành cho bạn.
Với lợi thế là đơn vị chuyên xử lý hồ sơ du học Trung Quốc có nhiều năm kinh nghiệm, Tomato đã hoàn thiện thủ tục nhập học cho rất nhiều du học sinh Việt Nam học tập tại Trung Quốc. Luôn hoạt động với phương châm là cầu nối giữa sinh viên Việt Nam với nền giáo dục quốc tế, chúng tôi cam kết:
Trung tâm Ngoại ngữ du học Tomato
>> Xem thêm Du học Trung Quốc uy tín tại Hải Phòng
Hãy để Tomato chắp cánh ước mơ du học Trung Quốc của bạn thành hiện thực!
Vậy là qua bài viết, Tomato đã chia sẻ đến bạn tất tần tất các thông tin liên quan đến tiếng Đài Loan. Mong rằng bạn sẽ có cho mình lựa chọn tốt nhất. Chúc bạn thành công với quyết định của mình. Mọi thắc mắc về bài viết hay chương trình du học Trung Quốc vui lòng liên hệ với Tomato để được hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa: Tiếng Đài Loan , Tiếng Trung Quốc , Tiếng Đài Loan cơ bản , Nên học tiếng Trung Quốc hay tiếng Đài Loan ,
Các khoá học khác: