Phong tục đón Tết Trung Thu của người Trung Quốc

Cỡ chữ
Mục lục

Phong tục đón Tết Trung Thu của người Trung Quốc

Cũng như ở Việt Nam, thì ở Trung Quốc Tết Trung thu là một trong những ngày Tết quan trọng. Vậy tết trung thu ở Trung Quốc có khác gì Tết Trung thu ở Việt Nam không. Hôm nay nay trung tâm ngoại ngữ Hải Phòng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Phong tục đón tết trung thu của người Trung Quốc.

Phong tục đón tết trung thu của người Trung Quốc

Phong tục đón tết trung thu của người Trung Quốc

Trong đêm trăng rằm người Trung Quốc cũng có rất nhiều hoạt động sôi nổi:

1. Ngắm trăng

Trong đêm trăng rằm Trung thu, người Trung Quốc đã có phong tục ngắm trăng từ rất xa xưa. Lịch sử Trung Quốc đề cập rất nhiều đến vấn đề ngắm trăng họ thường có ngày lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng tròn. Từ thời xa xưa cứ đến trăng rằm, nhân dân ở đây đều tổ chức lễ tế trăng và chào đón mùa đông. Trên bàn thờ lễ họ bày rất nhiều thứ: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho... Trong đó, bánh Trung thu và dưa hấu là hai thứ rất quan trọng không thể thiếu, dưa hấu phải tỉa thành hình hoa sen nữa.

Đến thời Đường, việc ngắm trăng trong đêm đoàn viên trở nên thịnh hành hơn. Sang thời Tống, phong tục ngắm trắng vẫn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Sau thời Minh Thanh, tập tục ngắm trăng vẫn được duy trì như cũ, có nhiều nơi còn hình thành tục lệ thắp hương cầu khấn, dựng cây Trung thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, đi dạo dưới trăng, múa lân...

Học tiếng Trung Hải Phòng

Học tiếng Trung Hải Phòng

2. Ăn bánh trung thu

Đêm trung thu người Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu. Đầu tiên chiếc bánh sẽ được cúng tế thần mặt trăng, sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm Trung thu bởi nó tượng trưng cho ngày lễ đoàn viên. Ngày nay, đã có nhiều nơi sản xuất bánh Trung thu. Các cao thủ làm bánh nghiên cứu rất kỹ càng nhân bánh, vỏ bánh, chính vì vậy, càng ngày chiếc bánh Trung thu càng phong phú, đa dạng, tinh tế, thanh nhã.

Không những nhân bánh thơm ngon, vỏ bánh còn được in nhiều hình hiếu kỳ bắt mắt, đẹp đẽ: Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt... Người dân gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh. Họ dùng nó để thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ người thân cháy bỏng, hy vọng cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

3. Tế thần trăng

Tương truyền vào trời cổ đại xa xưa nước Tề có một cô gái rất xấu xí nhưng từ nhỏ cô đã rất thành kính cầu khấn thần mặt trăng. Khi trưởng thành, nhờ tài đức xuất chúng cô được tuyển vào cung, nhưng chưa bao giờ cô có được sự yêu mến của nhà vua.

Vào đêm rằm tháng 8, nhà vua đi dạo dưới ánh trăng đã gặp cô, ông cảm nhận được vẻ đẹp có một không hai của cô nên đã cô làm Hoàng hậu, và từ đâyphong tục cúng thần mặt trăng ra đời. Các thiếu nữ cúng trăng mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng.

Phong tục đón Tết trung thu của người Trung Quốc

Phong tục đón Tết trung thu của người Trung Quốc

4. Thả đèn trôi sông

Đối với người Trung Quốc việc thả đèn xuống sông trong ngày Trung thu vô cùng có ý nghĩa với các thiếu nữ và các em nhỏ. Họ dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, hình chiếc thuyền... sau đó thắp một ngọn nến, thả xuống sông hồ.

Trước khi thả đèn họ phải thành tâm cầu nguyện, để chiếc đèn mang những nguyện ước của mình bay xa, cho ước vọng trở thành sự thật.

5. Giải câu đố

Trung Quốc đêm rằm tháng 8 ở những nơi công cộng người dân treo rất nhiều đèn lồng, mọi người tập trung lại với nhau, cùng nhau giải những câu đố ghi trên đèn lồng.

Đây là hoạt động mà nam thanh nữ tú rất yêu thích, trò chơi này đã làm nên vô số giai thoại tình yêu đẹp và lãng mạn. Vì thế, giải câu đố trong đêm Trung thu trở thành cách bày tỏ tình yêu tốt nhất của các đôi nam nữ.

-----------------------------------------------------------------------

Bạn tìm đến những trung tâm đào tạo tiếng Trung uy tín, với nhiều phương pháp mới cho học viên làm chủ tiếng Trung của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trung tâm tiếng Trung Hải Phòng

Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ địa chỉ

Trung tâm ngoại ngữ Hải Phòng

 

Địa chỉ:

Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng

MST: 0201636998 – Email: http://tomatoonline.edu.vn/ - Web Học Ofline: http://ngoaingutomato.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/trungtamngoainguhaiphongtomato/

Điện thoại: 022 5657 2222 – 0225 628 0123 – Hotline: (Zalo) 0772 334 886) – 0964 299 222 Ms. Trang

Cơ Sở Quán Nam:65 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng(Đối diện khách sạn sinh viên ĐH Dân Lập)

Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng

Cơ Sở Kiến An: 148 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng ( Đối diện cổng trường ĐH Hải Phòng) - 0225 3541288

Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học