Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Cỡ chữ
Mục lục

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu là một trong những ngày tết truyền thống tại Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á. Ngày Tết Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình đoàn viên, cùng thưởng thức cảnh sắc đêm trăng rằm, vừa ngắm trăng vừa ăn bánh uống trà và trò chuyện. Những phong tục tập quán tốt đẹp của ngày Trung thu cũng nhờ đó mà được lưu giữ và truyền lại tới hôm nay. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng trung tâm ngoại ngữ Tomato tìm hiểu về nguồn gốc ngày Tết Trung thu cũng như học một số từ vựng tiếng Trung liên quan tới chủ đề này.

Tết Trung thu vào ngày nào

Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Ngày Trung thu vào rằm tháng 8(15/8 âm lịch)

Theo Âm lịch, ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Tết Trung thu có từ khi nào

Tết Trung thu bắt nguồn từ tục thờ cúng các hiện tượng tự nhiên trong đó có cúng trăng từ thời Thượng cổ, phổ biến vào thời Hán và định hình vào thời nhà Đường.

Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu

Liên quan tới nguồn gốc của ngày Tết Trung thu thì phổ biến một số giả thuyết như sau.

Sự tích Hằng Nga với nguồn gốc Tết Trung thu

Chuyện kể rằng xa xưa, trên trời cùng lúc xuất hiện 10 ông mặt trời chiếu xuống mặt đất làm đất nóng ran, sông biển cạn khô, con người không thể sinh sống. Bức xúc vì lẽ ấy, anh hùng Hậu Nghệ trèo lên đỉnh núi cao, dùng nỏ thần bắn rụng 9 ông mặt trời, chỉ để lại một mặt trời duy nhất. Nhờ đó, Hậu Nghệ nhận được sự tôn kính, mến yêu của mọi người.

Nguồn gốc ngày Tết trung thu liên quan tới Hằng Nga- Hậu Nghệ

 

Không lâu sau, Hậu Nghệ kết hôn với Hằng Nga – người vợ xinh đẹp, tốt bụng. Một hôm, Hậu nghệ tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương trên đỉnh núi Côn Lôn và xin được thuốc trường sinh bất tử, uống thuốc vào sẽ lập tức bay lên trời thành tiên. Nhưng vì không muốn xa vợ, chàng đưa thuộc cho Hằng Nga cất giữ. Việc này không may bị một học trò của Hậu Nghệ là Bông Môn nhìn thấy và đã tính kế cướp lấy thuốc thần khi Hậu Nghệ vắng nhà. Không còn cách nào khác, Hằng Nga đành uống hết thuốc vào bụng. Sau đó nàng bỗng thấy người nhẹ tênh, rời khỏi mặt đất và bay lên cung trăng – nơi gần với nhân gian nhất vì nhung nhớ chồng và trở thành tiên.

Hậu Nghệ trở về biết chuyện ngửa cổ lên trời gọi tên vợ, chàng kinh ngạc phát hiện ra mặt trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, lại có thêm một hình bóng trông thật giống vợ mình. Chàng bền sai người lập bàn hương án, đặt lên những món đồ Hằng Nga thích để tế lên nàng nơi cung trăng. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào đêm Trung thu cũng được truyền đi trong dân gian.

Sự tích vua Đường Minh Hoàng và ngày Tết Trung thu

Tương truyền rằng vào đêm rằm tháng Tám âm lịch năm ấy, trăng tròn và sáng vằng vặc như gương. Vua Đường Minh Hoàng thấy vậy liền đi dạo ngắm trăng, thưởng thức cảnh đẹp. Trong lúc này, nhà vua tình cờ gặp vị đạo sĩ có phép thần thông, đã làm phép đưa vua lên cung trăng dạo chơi, ngắm nhìn khung cảnh hoa lệ và những điệu múa hát của các nàng tiên xinh đẹp.

Khi trở về Hoàng cung, nhà vua còn vương vấn khung cảnh thần tiên đêm rằm nên cứ tới ngày 15/8 âm lịch hằng năm, vua lại lệnh cho dân gian tổ chức bày tiệc ăn mừng, rước đèn linh đình, nghe ca múa hát.Kể từ đó, việc tổ chức tiệc và rước đèn đêm rằm tháng Tám  đã trở thành phong tục của dân gian và là nguồn gốc Tết trung thu ngày nay.

 Sự tích chú Cuội và sự ra đời của ngày Trung thu

Chuyện kể, xa xưa có nàng tiên nữ Hằng Nga vô cùng xinh đẹp và yêu mến trẻ nhỏ, nên đã thường xuyên xuống trần gian chơi cùng lũ trẻ dù không được phép. Một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức thi làm bánh nhân ngày rằm, người làm được bánh ngon, đẹp và độc đáo nhất sẽ được thưởng.

Video về nguồn gốc Tết Trung thu của trung tâm ngoại ngữ Tomato

Hằng Nga thấy vậy bèn xuống nhân gian để hỏi thăm và gặp được một anh chàng hay nói dóc tên Cuội. Cuội đã bày cho Hằng Nga bỏ hết tất thảy nguyên liệu hòa lại và đem nướng lên. Vậy mà kỳ lạ thay những chiếc bánh thơm phức, đẹp mắt được các em nhỏ khen tấm tắc.

Hằng Nga đem chiếc bánh trở về thiên đình dự thi. Lúc chia tay Cuội vì lưu luyến đã nắm lấy tay nàng và cả 2 cùng với cây đa đầu làng bay lên tận cung trăng. Những chiếc bánh của Hằng Nga và Cuội đã giành giải nhất, đặt tên là bánh Trung thu. Nàng đã dành phần thưởng Ngọc Hoàng ban để ước mỗi năm cứ vào rằm tháng Tám, nàng và Cuội sẽ được xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhỏ. Và từ đó Tết trung thu ra đời cho tới ngày nay.

Phong tục ngày Tết Trung thu

Ngắm trăng

Tết Trung thu rơi vào ngày 15/08 (Âm Lịch) và cũng là ngày mà trăng tròn nhất trong tháng nên sẽ là dịp vô cùng lý tưởng cho cả nhà cùng quây quần bên nhau ngắm trăng, hàn huyên tâm sự với nhau về mọi điều trong cuộc sống.

Vào dịp tết Trung thu hầu hết mọi người sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Trung thu là dịp mọi người trong gia đình quây quần ngắm trăng

Tại Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.

Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

Rước đèn

Tết Trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.

Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Trẻ em vui vẻ rước đèn, múa lân ngày Trung thu

Nói về nét văn hóa nữa của người Trung Hoa dịp Trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thức lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả một vùng trời, từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần linh.

Còn đối với người Việt, đèn lồng Trung thu được làm cho trẻ em chơi Trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm Trung thu. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả nông thôn và thành thị yêu thích. Vào những ngày này, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản như giấy màu, giấy kính, khung tre,... Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết Trung thu.

Múa lân

Tết Trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Múa lân là một trong những hoạt động đặc sắc và được các em nhỏ mong đợi nhất trong dịp này. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp Tết Trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15.

Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm Trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà. Hòa vào tiếng trống nhộn nhịp và những sắc màu đầy nổi bật của những chú lân chắc chắn sẽ đem đến cho các bé những trải nghiệm khó quên nhất.

Phá cỗ

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu của mỗi gia đình để bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên trong dịp này. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau mang đậm màu sắc của vùng miền.

Vào dịp Trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh Trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Mâm cỗ thịnh soạn ngày Trung thu

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết Trung thu. Mâm cỗ Trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

Và bánh Trung thu là món ăn thường được sử dụng khi phá cỗ. Dường như bánh Trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết Trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh Trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Một số từ vựng tiếng Trung về Tết Trung thu

中秋节Zhōngqiū jié Tết Trung thu

望月节Wàngyuè jié Tết trông trăng

团圆节Tuányuán jié Tết đoàn viên

月饼yuèbing Bánh trung thu

嫦娥Cháng ‘É Chị Hằng

阿贵Ā Guì Chú Cuộc

玉兔yùtù Thỏ ngọc

榕树Cây đa

星星灯xīngxīngdēng Đèn ngôi sao

提鲤鱼灯tí lǐyuédēng Rước đèn cá chép

狮子舞shīzi wǔ Múa sư tử

灯笼dēnglóng Đèn lồng

拜月bài yuè Cúng trăng

中秋晚会Zhōngqiū wǎnhuì Bữa tiệc Trung thu

Học tiếng Trung tại Hải phòng

Còn nhiều nội dung tiếng Trung bổ ích nữa đang chờ các bạn khám phá, cùng tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo của trung tâm ngoại ngữ Tomato. Theo dõi thêm các khóa học tiếng Trung chất lượng của Tomato để đạt những mục tiêu mới trong hành trình chinh phục tiếng Trung.

Tham khảo: Các video tiếng Hàn trên kênh youtube

Nếu bạn đang quan tâm các khóa học tiếng Trung từ sơ cấp đến cao cấp hay trung tâm tiếng Trung Hải Phòng hãy để Tomato đồng hành với bạn. Tomato cung cấp các khóa học offline và online, sử dụng giáo trình tiêu chuẩn và chất lượng đào tạo cao. Tham khảo các khóa học tiếng Trung của Tomato tại đây.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ngoaingutomato.edu.vn

Tel: 0225.628.0123 | 0225.657.2222

Hotline: 0964 299 222

Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học