Cách luyện đánh 10 ngón cho người mới bắt đầu

Cỡ chữ
Mục lục

Không chỉ dân văn phòng mà những người thường xuyên sử dụng máy tính: để làm bài tập, tám chuyện, facebook.... Cũng là những đối tượng có mong muốn đánh văn bản nhanh mà không cần nhìn bàn phím. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và nó còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Vậy bạn đã biết cách để gõ văn bản nhanh chưa ? Hãy để Trung tâm ngoại ngữ - Tin học TOMATO chỉ cho các bạn nhé!

► Xem thêm: Học tin học văn phòng tại Hải Phòng ► Liên hệ tư vấn miễn phí: 0964299222 (Zalo)

Cách luyện đánh máy 10 ngón

Trước khi bắt đầu, bạn cần nắm sơ qua vị trí các phím trên bàn phím và một điều quan trọng nữa là hiểu được quy tắt đặt ngón tay như thế nào cho đúng và thuận tiện nhất.

1. Quy tắc đặt tay trên bàn phím khi luyện đánh 10 ngón

Cách đánh máy 10 ngón cho người mới bắt đầu

- Bàn tay trái: ngón út (phím A), ngón áp út (phím S), ngón giữa (phím D), ngón trỏ (phím F).
- Bàn tay phải: ngón út (phím :), ngón áp út (phím L), ngón giữa (phím K), ngón trỏ (phím J).

Hai ngón tay cái đặt ở phím Space. Và nhiệm vụ của hai ngón này chỉ là thay phiên nhau đánh phím này mà thôi.

Lưu ý: Bạn hãy để ý 2 phím đó là F J sẽ luôn có một gờ nổi hoặc một đặc điểm nhận dạng nào đó khác với các phím thông thường. Chính vì điểm này mà các bạn sẽ không bị quên vị trí các nút, rất hay đúng không nào :3

2. Phân công nhiệm vụ cho từng ngón tay đặt trên bàn phím 10 ngón

Cách đánh máy 10 ngón cho người bắt đầu

 

Trước tiên các bạn phải cần thuộc nằm lòng vị trí đặt tay trên bàn phím. Các bạn có thể luyện tập bằng cách gõ phím rồi quay trở lại vị trí đặt tay ban đầu. Và tập làm sao khi gõ ngón này thì ngón kia không bị di chuyển theo .

Về cơ bản thì các ngón tay sẽ đảm nhiệm các phím chủ chốt như sau:

2.1. Tay trái

- Ngón trỏ: R, F, V, 4, T, G, B, 5.
- Ngón giữa: E, D, C, 3.
- Ngón áp út: W, S, X, 2.
- Ngón út: phím Q, A, Z, 1, ` và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.
- Ngón cái: Space.

2.2. Tay phải

- Ngón trỏ: H, Y, N, 6, 7, U, J, M.
- Ngón giữa: 8, I, K, <>
- Ngón áp út: 9, O, L, >.
- Ngón út: 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, \, Enter, Backspace
- Ngón cái: Space.

Còn các phím số 1 đến 9, F1 đến F12 hay =, , backspace… thì chúng ta sẽ ít sử dụng hơn chính vì thế mà bạn có thể gõ thế nào cho phù hợp và bạn cảm thấy thỏa mái là được.

Việc quan trọng nhất là các ngón tay của bạn phải đảm nhiệm đúng nhiệm vụ của nó.

3. Tư thế ngồi đánh máy 

Điều này ảnh hướng khá nhiều đến việc đánh máy của bạn. Vậy tư thế ngồi thế nào là chuẩn nhất, thỏa mái nhất và không bị gò bó? bạn có thể học cách ngồi như sau:

  1. Ngồi lưng thẳng, mặt đối chính diện với máy tính.
  2. Khủy tay bẻ cong ở góc bên phải
  3. Giữ khoảng cách 45 tới 75 cm so với màn hình máy tính.
  4. Cổ tay chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím.

4. Luyện tập

Phần cuối cùng cũng là phần quan trọng nhất. Tất cả nhờ vào sự nỗ lực của các bạn, dù nắm rõ các lý thuyết trên mà không luyện tập thường xuyên thì tất cả chỉ ở ngưỡng "Mổ cò" mà thôi.

Các cụ có câu không hề sai: " Trăm hay không bằng tay quen"

Hy vọng những điều TOMATO nói trên sẽ giúp bạn đánh máy 10 ngón một cách thành thạo. Hãy nhớ luyện tập thật nhiều nhé!

Tin học cơ bản, nâng cao liên tục khai giảng ► Liên hệ tư vấn miễn phí: 0964299222 (Zalo)

 

Tin tức mới nhất
Liên kết
0328281281
zalo icon
Đăng ký học