Đăng lúc 16:28:36 ngày 16/11/2019 Lượt xem 4824
Dạy tiếng Việt cho Người Nước Ngoài không hề đơn giản bởi cách biệt về ngữ pháp và cách phát âm. Nhưng có 1 số mẹo nhỏ sau sẽ giúp việc đào tạo tiếng việt cho người nước ngoài tại hải phòng trở lên đơn giản hơn. Hãy cùng TOMATO khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Bảng chữ cái tiếng việt cho người nước ngoài
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, chúng ta phải bắt đầu bằng bảng chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái. Tiếng Việt không có w và z, j, như trong tiếng Anh.
- Hệ thống Nguyên âm: Tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn: a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư; 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ và 2 nguyên âm ngắn: ă, â
- Hệ thống phụ âm:
* Phụ âm đơn: 17: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
* Phụ âm đôi: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt: đây là bước đầu tiên cần phải giới thiệu cho người học tiếng Việt, cũng như khi chúng ta học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy. Mục đích là gì: để người đọc biết cách phát âm chuẩn các chữ cái, ví dụ khi nhìn thấy các chữ có âm “a” thì phát âm mở “a”, kết hợp với phụ âm ở trước. Vì chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm là có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà không cần biết nghĩa. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái như “mờ, nờ, pờ, ….” (điều này giống như các ngôn ngữ khác vậy). Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất 1 cách đọc bảng chữ cái , tốt nhất đọc theo cách đọc phổ biến được coi là chuẩn hiện nay (a,bờ, cờ thay vì a, bê, xê….)
Khi học bảng chữ cái tiếng Việt, nên cho học sinh viết lại để học cách viết chữ cái Latinh, nhất là đối với học sinh sử dụng hệ kí tự tượng hình như tiếng Trung hoặc không phải tiếng Latinh (Nhật, Hàn, Thái Lan…)
đào tạo tiếng việt cho người nước ngoài hải phòng
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết tính nên âm tiết (hay gọi là tiếng) được phát âm tách rời nhau. Vì vậy sẽ có từ có một âm tiết như sách, vở… nhưng có nhiều từ được cấu tạo trên hai âm tiết như: vui vẻ, hạnh phúc …Do đó người nước ngoài học tiếng Việt muốn phát âm tốt trước hết cần phát âm tốt từng âm tiết, từng nhóm âm tiết. Ví dụ: cảm ơn phải phát âm rõ “cảm” và “ơn”. Đối với người nước ngoài khi mới học nên nói chậm, rõ từng âm tiết một sau đó nói nhanh dần lên. Điều này cho thấy phát âm rất quan trọng trong tiếng Việt vì nếu nói sai 1 từ thì người Việt không hiểu trong khi nếu nói sai ngữ pháp thì người Việt vẫn có thể hiểu.
Trong khi học tiếng Việt, với người nước ngoài khó nhất là thanh điệu. Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn # bán # bạn…
Đối với cách học thanh điệu tiếng Việt và nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ để học sinh hình dung với dấu sắc, giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy…Và đây là chìa khóa để phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên luyện cho học sinh trong suốt khóa học chứ không phải chỉ trong buổi đầu tiên. Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang….để học sinh nhớ đi nhớ lại và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện này cần kết hợp với luyện viết (ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó họ nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó. Và đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để nghe và nói tiếng Việt tốt. (mặc dù đối với bài tập luyện kiểu này học sinh rất chán và nản nên cần làm ít một, mỗi ngày một ít, nhưng thường xuyên là quan trọng)
Về cách đánh vần : thực ra đối với học sinh nước ngoài không cần đánh vần như học sinh Việt Nam: Ví dụ: Huyền = hờ uyên huyên huyền huyền. Họ không thể nhớ quy tắc phức tạp đó, và cũng không để làm gì. Vì thế, giáo viên chỉ cần giới thiệu cho họ 1 âm tiết tiếng Việt luôn được cấu tạo bằng cách ghép âm và vần. (Vần = nguyên âm + phụ âm) là đủ. Mà điều này cũng không cần thiết. Việc học đánh vần này đã có bảng phát âm để luyện tập rất phù hợp.
Đối với trình độ A, nên bắt đầu bằng nghe giáo viên nói, càng nhiều càng tốt. Giáo viên phải thường xuyên hỏi đi hỏi lại các mẫu câu đã học áp dụng với các từ đã học vào những tình huống trong cuộc sống (càng gắn với thực tế của học sinh càng tốt, vì học sinh sẽ muốn nói hơn nữa và học sinh sẽ nhớ lâu hơn). Sau bài 7 thì có thể cho học sinh làm quen với audio đơn giản, có thể lúc đầu là thu âm giọng của giáo viên đó hoặc giáo viên khác.
Hết trình độ A thì nghe nói với người bình thường phải cơ bản. Sau đó giáo viên nâng cao với những bài nghe khó hơn, nghe bài hát, nghe hội thoại ở trình độ B. Trình độ C cần phải nghe các audio dài và tập nghe radio. Trong lúc luyện nghe thì phải kết hợp luyện nói và phát âm vì đây là các kỹ năng hỗ trợ cần thiết. Nếu học sinh học để thi chứng chỉ thì cần luyện đủ 3 dạng nghe: nghe – điền từ, nghe – chọn đúng/sai, nghe – chọn câu trả lời đúng nhất. Nhưng nếu học sinh học để giao tiếp, để dự hội thảo, tức là nghe thực sự thì luyện nhiều với dạng nghe – hiểu (nghe – chọn câu trả lời). Giáo viên phải hiểu rõ nhất trình độ của học sinh để có những bài nghe phù hợp, nếu không học sinh sẽ rất chán vì họ thấy quá khó.
Kỹ năng nghe tiếng Việt hiệu quả khi đào tạo tiếng việt cho người nước ngoài tại hải phòng
Kinh nghiệm học nghe: ghi lại file audio của giáo viên và nghe đi nghe lại nhiều lần (vì CD chất lượng không tốt), nghe bài hát (nếu học sinh thích). Và đặc biệt là giao tiếp càng nhiều càng tốt, càng với nhiều người càng rèn luyện được khả năng nghe và phản xạ ngôn ngữ. Vì thế, càng học tiếng Việt ở mức độ cao càng phải nói chuyện nhiều, nói chuyện, nói chuyện và nói chuyện. Tất nhiên, nói chuyện phải để học, nên giáo viên cần phải dừng học sinh lại để sửa phát âm, sửa đi sửa lại từ đó, và học sinh phải có vở để take note những từ và những cụm từ, mẫu câu cần phải ghi nhớ. Theo kinh nghiệm của tôi, một người thích nói chuyện, thích giao tiếp thường học ngoại ngữ tốt hơn một người thích học ngữ pháp và học trong sách vở.
Để người ngoại quốc tại Hải Phòng học nói tiếng Việt tốt hơn, học sinh cần phải có vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản. Tức là hết trình độ A là họ có thể nói mọi thứ ở mẫu câu đơn giản.
Một số trường hợp dễ nhầm lẫn trong tiếng việt
Trình độ B nếu chỉ học trong sách thì rất khó tiến bộ, vì ngữ pháp là quá nhiều và quá vụn, vì vậy tốt hơn nên nói chuyện theo các chủ đề để có vốn từ mới nhiều hơn và giáo viên phải khéo léo lồng vào những mẫu câu mới mà học sinh không biết và giải thích cho họ.
Trình độ C thì phải sử dụng nhiều tiếng lóng, từ ngữ thông dụng và cách nói chuyện tự nhiên. Khi học tiếng Việt, học sinh không nên học quá nặng về ngữ pháp, nghĩa là không nên làm quá nhiều bài tập. Giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Hải Phòng cần giải thích ngữ pháp cho học sinh và luyện nói đến khi nào học sinh sử dụng thuần thục ngữ pháp đó chứ không phải làm quá nhiều bài tập. Vì cũng theo kinh nghiệm của tôi, những học sinh học bài bản ngữ pháp có thể nghe hiểu tốt nhưng phản xạ nói lại rất chậm, vì họ luôn cố gắng nhớ lại và nói đúng ngữ pháp. Họ sợ nói sai. Vì vậy nguyên tắc khi luyện nói cho học sinh là giáo viên phải luôn động viên họ: ĐỪNG SỢ NÓI SAI. CỨ NÓI.
Trung Tâm Ngoại Ngữ Hải Phòng TOMATO - địa chỉ đáng tin cậy cho người nước ngoài muốn học và tìm hiểu về tiếng Việt, văn hoá Việt Nam.
Chúng tổi sở hữu đội ngũ giáo viên là những người giàu kinh nghiệm, chuyên môn được đào tạo bài bản, nhiệt tình, tâm huyết đến từ các trường đại học uy tín như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Du học sinh học và làm việc môi trường nước ngoài...
Trung tâm cung cấp các khoá học đa dạng từ tiếng Việt giao tiếp, tiếng Việt dự bị đại học đến tiếng Việt cho trẻ em. Hàng nghìn học viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã theo học ở TOMATO: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Đài Loan...
Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu mới là địa chỉ chuyên đào tạo tiếng việt cho người nước ngoài ở hải phòng uy tín hiệu quả cao hãy đến với TOMATO để cảm nhận sự khác biệt!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ HOTLINE trên website cảu chúng tôi.
Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
MST: 0201636998 – Email: http://tomatoonline.edu.vn/ - Web Học Ofline: http://ngoaingutomato.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/trungtamngoainguhaiphongtomato/
Điện thoại: 022 5657 2222 – 0225 628 0123 – Hotline: (Zalo) 0772 334 886) – 0964 299 222 Ms. Trang
Cơ Sở Quán Nam:65 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng(Đối diện khách sạn sinh viên ĐH Dân Lập)
Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
Cơ Sở Kiến An: 148 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng ( Đối diện cổng trường ĐH Hải Phòng) - 0225 3541288
Email:ngoaingutomatohp@gmail.com
Các khoá học khác: