Đăng lúc 09:32:00 ngày 23/10/2017 Lượt xem 5728
Khi mới mới tiếng Hán thì 100% người mới biết tiếng Trung đều “rất sợ” chữ Hán. Cả đối với những người đã học xong Hán ngữ 1 rồi thì việc viết tiếng Trung cũng là một trong những phần mà họ cảm thấy khó nhất và nản nhất. Nhưng các bạn yên tâm vì loại chữ tượng hình này lại có những phương pháp, quy tắc viết làm cho các bạn sẽ dễ học tiếng trung hơn. Nếu các bạn không biết quy tắc thì nhìn vào chữ chẳng khác gì mình vào bức vách (tường). Nên trước khi học bạn cần phải tìm hiểu về cách viết chữ. Hôm nay Trung tâm tiếng trung Hải Phòng sẽ hướng dẫn bạn cách viết chữ Hán.
1. Quy tắc viết tiếng Trung
Trước khi viết chữ Hán thì các bạn phải biết quy tắc viết như thế nào, quy tắc này còn gọi là quy tắc vàng cho những bạn học tiếng Trung:
"Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài."
Vì sao lại gọi là quy tắc vàng vì nó áp dụng cho toàn bộ chữ Hán cả giản thể và phồn thể, khi nhìn vào 1 chữ Hán nào đó thì các bạn phải nhìn từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, các bạn có thấy người Trung Quốc họ quá tinh tế không.
Khi các bạn đã thuộc lòng các quy tắc trên thì tiếp theo các bạn nên tìm hiểu các nét trong tiếng Trung, các nét và quy tắc thuận bút. Thì trong tiếng trung quy tắc thuận bút vẫn phải tuân theo quy tắc "Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài".
+ Các nét cơ bản:
- Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
- Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
- Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
- Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
- Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
- Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
- Nét gập: có một nét gập giữa nét.
- Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
+ Quy tắc viết chữ (quy tắc thuận bút)
- Ngang trước,sổ sau
Ví dụ: 十,丁,干,于, 井
Các bạn có thấy quy tắc này thì những nét nào là ngang sẽ được viết trước phải không, các bạn đã thấy tiếng Hán dễ viết chưa, các bạn chỉ cần học tốt các nét là tốt rồi.
- Phẩy trước mác sau
Ví dụ: 八
- Từ trái sang phải
Ví dụ: 州 , 划 , 外 , 辦 , 做 , 條 , 附 , 謝
- Từ trên xuống dưới
Ví dụ: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意
- Từ ngoài vào trong
Ví dụ: 司 , 向 , 月 , 同 , 風 , 风 , 周
- Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng
Ví dụ: 这 , 还 , 选 , 遊 , 道 , 建
- Giữa trước 2 bên sau
Ví dụ: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 樂
- Vào nhà rồi đóng cửa:
Ví dụ: 日, 回 , 國 , 国 , 固 , 固
Bây giờ các bạn đã thấy chữ Hán dễ viết chưa, các bạn chỉ cần học các quy tắc viết chữ Hán và các nét hay còn gọi là quy tắc thuận bút thì các bạn có thể làm chủ được chữ Hán rồi,
Điều bây giờ cần các bạn làm nữa là các bạn phải viết nhiều vào nhé "có công mài sắt có ngay nên kim" . Chỉ có kiên trì mới thành công các bạn nhé.
2. Cách nhớ chữ Trung Quốc
a. Nhớ qua các bộ thủ
Thì tiếng Hán có tất cả 214 bộ thủ cơ bản, để nhớ được chữ Hán các bạn cần phải biết chữ Hán đó được cấu tạo từ các bộ thủ nào thì các bạn mới nhớ lâu được.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn nhớ 214 bộ thủ bằng thơ:
1. MỘC (木) – cây, THỦY (水) – nước, KIM (金) – vàng
2. HỎA (火) – lửa, THỔ (土) – đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) – trời
3. XUYÊN (川) – sông, SƠN (山) – núi, PHỤ (阜) – đồi (1)
4. TỬ (子) – con, PHỤ (父) – bố, NHÂN (人) – người, SỸ (士) – quan (2)
5. MIÊN (宀) – mái nhà, HÁN (厂) – sườn non (3)
6. NGHIỄM (广) – hiên, HỘ (戶) – cửa, cổng – MÔN (門), LÝ (里) – làng
7. CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang
8. TỊCH (夕) – khuya, THẦN (辰) – sớm (4), Dê – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – hùm
9. NGÕA (瓦) – ngói đất, PHẪU (缶) – sành nung
10. Ruộng – ĐIỀN (田), thôn – ẤP 邑 (5), què – UÔNG (尢), LÃO(老) – già
11. DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 – đi xa (1)
12. BAO 勹 – ôm, TỶ 比 – sánh, CỦNG 廾 – là chắp tay (2)
13. ĐIỂU 鳥 – chim, TRẢO 爪 – vuốt, PHI 飛 – bay
14. TÚC 足 – chân, DIỆN 面 – mặt, THỦ 手 – tay, HIỆT 頁 – đầu (3)
15. TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu (4)
16. NHA 牙 – nanh, KHUYỂN 犬 – chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 – sừng
17. DỰC 弋 – cọc trâu, KỶ 己 – dây thừng (5)
18. QUA 瓜 – dưa, CỬU 韭 – hẹ, MA 麻 – vừng (6), TRÚC竹 – tre
19. HÀNH 行 – đi, TẨU 走 – chạy, XA 車 – xe
20. MAO 毛 – lông, NHỤC 肉 – thịt, Da 皮 – Bì, CỐT 骨 – xương.
21. KHẨU (口) là miệng, Xỉ (齒) là răng
22. Ngọt CAM (甘), mặn LỖ (鹵), dài TRƯỜNG (長), kiêu CAO (高)
23. CHÍ (至) là đến, NHẬP (入) là vào
24. BỈ (匕) môi, CỮU (臼) cối, ĐAO (刀) dao, MÃNH (皿) bồn
25. VIẾT (曰) rằng, LẬP (立) đứng, lời NGÔN (言)
26. LONG (龍) rồng, NGƯ (魚) cá, QUY (龜) con rùa rùa
27. LỖI (耒) cày ruộng, TRỈ (黹) thêu thùa
28. HUYỀN (玄) đen, YÊU (幺) nhỏ, MỊCH (糸) tơ, HOÀNG (黃) vàng
29. CÂN (斤) rìu, THẠCH (石) đá, THỐN (寸) gang
30. NHỊ (二) hai, BÁT (八) tám, PHƯƠNG (方) vuông, THẬP (十) mười
31. NỮ (女) con gái, NHÂN (儿) chân người (1)
32. KIẾN (見) nhìn, MỤC (目) mắt, XÍCH (彳) dời chân đi (2)
33. Tay cầm que gọi là CHI (支 ) (3)
34. Dang chân là BÁT (癶), cong thì là Tư (厶) (4)
35. Tay cầm búa gọi là THÙ (殳) (5)
36. KHÍ (气) không, PHONG (風) gió, VŨ (雨) mưa, TỀ (齊) đều (6)
37. LỘC (鹿) hươu, MÃ (馬) ngựa, THỈ (豕) heo
38. Sống SINH (生), LỰC (力) khoẻ, ĐÃI (隶) theo bắt về (7)
39. VÕNG (网) là lưới, CHÂU (舟) thuyền bè (8)
40. HẮC (黑) đen, BẠCH (白) trắng, XÍCH (赤) thì đỏ au
41. Thực (食) đồ ăn, Đấu (鬥) đánh nhau (1)
42. Thỉ (矢) tên, Cung (弓) nỏ, Mâu (矛) mâu, Qua (戈) đòng (2)
43. Đãi (歹) xương, Huyết (血) máu, Tâm (心) lòng (3)
44. Thân (身) mình, Thi (尸) xác, Đỉnh (鼎) chung, Cách (鬲) nồi (4)
45. Khiếm (欠) thiếu thốn, Thần (臣) bầy tôi (5)
46. Vô (毋) đừng, Phi (非) chớ, Mãnh (黽) thời ba ba (6)
47. Nhữu (禸) chân, Thiệt (舌) lưỡi, Cách (革) da (7)
48. Mạch (麥) mỳ, HÒA (禾) lúa, Thử (黍) là cây ngô (8)
49. Tiểu (小) là nhỏ, Đại (大) là to (9)
50. Tường (爿) giường, Suyễn (舛) dẫm, Phiến (片) tờ, Vi (韋) vây (10)
51. TRỈ (夂) bàn chân, TUY (夊) rễ cây,
52. TỰ (自) từ, TỴ (鼻) mũi, NHĨ (耳) tai, THỦ (首) đầu.
53. THANH (青) xanh, THẢO (艹) cỏ, SẮC (色) màu,
54. TRĨ (豸) loài hổ báo, KỆ (彑) đầu con heo.
55. THỬ (鼠) là chuột, rất sợ mèo,
56. HƯƠNG (香) thơm, MỄ (米) gạo, TRIỆT (屮) rêu, DỤNG (用) dùng.
57. ĐẤU (斗) là cái đấu để đong,
58. Chữ CAN (干) lá chắn, chữ CÔNG (工) thợ thuyền.
59. THỊ (示) bàn thờ cúng tổ tiên,
60. NGỌC (玉) là đá quý, BỐI (貝) tiền ngày xưa.
61. ĐẬU (豆) là bát đựng đồ thờ,
62. SƯỞNG (鬯) chung rượu nghệ, DẬU (酉) vò rượu tăm.
63. Y (衣) là áo, CÂN (巾) là khăn,
64. HỰU (又) bàn tay phải, CHỈ (止) chân tạm dừng.
65. ẤT (乙) chim én, TRÙNG (虫) côn trùng,
66. CHUY(隹) chim đuôi ngắn, VŨ (羽) lông chim trời.
67. QUYNH (冂) vây 3 phía bên ngoài,
68. VI (囗) vây bốn phía, KHẢM (凵) thời hố sâu.
69. PHỐC (攴) đánh nhẹ, THÁI (采) hái rau,
70. KỶ (几) bàn, DUẬT (聿) bút, TÂN (辛) dao hành hình.
71. VĂN (文) là chữ viết, văn minh,
72 .CẤN (艮) là quẻ Cấn, giống hình bát cơm.
73. Ma là QUỶ (鬼), tiếng là ÂM (音),
74. CỔ (鼓) là đánh trống, DƯỢC (龠) cầm sáo chơi.
75. THỊ (氏) là họ của con người,
76. BỐC (卜) là xem bói, NẠCH (疒) thời ốm đau.
77. Bóng là SAM (彡), vạch là HÀO (爻)
78. Á (襾) che, MỊCH (冖) phủ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) nghĩa nan.
79. SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) nét đơn,
80. HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), thì dồn nét đôi.
81. VÔ (无) là không, NHẤT (一) mộ thôi
Ok rồi đó các bạn, chỉ cần 1 bài thơ đơn giản như thế này là các bạn đã nắm gọn trong tay 214 bộ thủ chữ Hán rồi đó
b. Cách nhớ chữ Hán qua thơ
Cách chữ Hán mà được giao vần bằng thơ sẽ làm chúng ta nhớ tiếng Hán tốt hơn.Ví dụ:
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”
(Chữ Đức)
Hay:
“Tai nghe miệng nói đít làm vua”.
(Chữ Thánh)
c. Cách nhớ chữ Hán thông qua câu truyện
Nhớ tiếng Hán qua câu truyện là sao, thì đơn giản là mỗi chữ các bạn lên mô tả 1 câu chuyện nào đó cho chữ đó thì các bạn sẽ nhớ lâu
Ví dụ: chữ 安
Có phải chữ 安 nghĩa là bình an, thì chữ này được cấu tạo từ bộ miên và bộ nữ phải không thì bộ miên giống như cái mái nhà, còn bộ nữ giống như 1 người phụ phụ. Thì theo quan niệm thì cứ có "người phụ nữ ở trong nhà là bình an".
d. Nhớ chữ Hán qua hình ảnh
Ngoài các cách trên thì các bạn có thể hoạt chữ Hán qua các hình ảnh. Nhìn hình ảnh các bạn có thể đoán được ra chữ Hán này là chữ gì
-----------------------------------------------------------------------
Bạn tìm đến những trung tâm đào tạo tiếng Trung uy tín, với nhiều phương pháp mới cho học viên làm chủ tiếng Trung của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ địa chỉ
Địa chỉ:
Hệ thống đào tạo tiếng Trung ở Hải Phòng
Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
MST: 0201636998 – Email: http://tomatoonline.edu.vn/ - Web Học Ofline: http://ngoaingutomato.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/trungtamngoainguhaiphongtomato/
Điện thoại: 022 5657 2222 – 0225 628 0123 – Hotline: (Zalo) 0772 334 886) – 0964 299 222 Ms. Trang
Cơ Sở Quán Nam:65 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng(Đối diện khách sạn sinh viên ĐH Dân Lập)
Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
Cơ Sở Kiến An: 148 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng ( Đối diện cổng trường ĐH Hải Phòng) - 0225 3541288
Email [email protected] ( liên hệ tuyển dụng)
Các khoá học khác: